Tiên học lễ - Hậu học văn bằng chữ triện tròn.
Tiên học lễ - Hậu học văn. Có quan điểm cho rằng nên bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn vì câu này là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, khiến người dưới phải phục tùng, giữ “lễ” với người trên, trở nên thụ động và không còn tư duy phản biện. Việc loại bỏ câu này giúp giải phóng sức sáng tạo…
Tuy nhiên, hai câu trên có nghĩa rộng hơn thế, mang đậm màu sắc Á Đông, nói về việc tu dưỡng đạo đức song hành với việc học kiến thức văn hóa.
"Lễ": Phép giao tiếp giữa các đối tượng trong xã hội. Thuở xưa, "Lễ" được đặt ở vị trí từ vầng trán trở lên - đó là kính thần minh, kính thiên địa, kính quỷ hồn.
Thời phong kiến, "Lễ" được lập ra các quy chuẩn, các chi tiết, các cấp độ khác nhau để người ta có thể cư xử với nhau - nhưng "Lễ" khi ấy mang đặc trưng và phục vụ cho các tầng lớp xã hội phong kiến.
Thời nay (không còn phong kiến), các mối quan hệ giữa người với người đã thay đổi rất nhiều - đương nhiên, nội dung và các hình thức của "Lễ" cũng thay đổi/biến chuyển/điều chỉnh theo thực tại xã hội.
Con cháu chào ông bà, cha mẹ - ông bà, cha mẹ chào lại; cấp dưới chào cấp trên - cấp trên chào lại; cách nói năng hay cách cư xử; ma chay, đám cưới, đám hỏi, rửa tội, ăn chay niệm Phật; v.v.. Tất thảy đều là "Lễ".
Có nên bỏ khẩu hiệu này không?
Có người cho rằng “dù hiểu chữ lễ theo nghĩa tốt thì cũng không nên duy trì “khẩu hiệu” này, không nên đặt “lễ” (đạo đức) trước “văn” (tri thức), vì hai thứ đều cần như nhau, không trước không sau”.
Bỏ thế nào được! _ Giả sử, kẻ kêu gọi bỏ "Lễ" mà ra đường gặp kẻ dưới không chào hỏi, thì hắn có bảo người khác là không biết lễ phép chăng? _ Giả sử, ở nhà con cái nói chuyện đốp chát, thì những kẻ kêu gọi bỏ "tiên học lễ" có nổi giận và mắng con cái là hỗn hào, là không biết lễ phép hay chăng? * Dường như những người hưởng ứng và kêu gọi bỏ "tiên học lễ", là do ngộ nhận "Lễ" là sản phẩm và mang tính hình thức của thời phong kiến. Nhưng nếu thật như thế, thì có lẽ bọn họ đã hiểu chưa chính xác về "Lễ".
Trong thời đại vật chất lên ngôi như hiện nay, cần chăng việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ gìn cái hay cái ưu việt truyền từ đời xưa là việc hết sức quan trọng, ví như việc giữ lấy cái cốt lõi của người Việt Nam. Các trí thức Việt hãy tự hỏi, cốt lõi của con người Việt Nam phân biệt với các dân tộc khác là gì? rồi hãy nói việc bỏ hay giải thích sai câu thành ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn!
Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn cũng có thể mời mình 1 ly cafe nhé!