Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

Nói đến chữ triện người ta hay liên tưởng tới các kiểu chữ dạng vuông (trong ấn tín của Vua quan ngày xưa) hay ấn tên người trong các tranh thư pháp, tranh Tàu ...
Ngày nay việc dùng các dạng chữ triện vuông, tròn nhưng nội dung là chữ quốc ngữ đã trở nên phổ biến. Phổ biến tới mức người ta đã thiết kế riêng ra những bộ font chữ trên máy tính để có thể tạo ra hàng loạt chữ kiểu triện (giả cổ).


Vậy cụ thể các font chữ này được sử dụng ra sao?

- Hiện nay, chữ triện vuông hay triện điền thể thường dùng 2 font của bên Fontzin thiết kế. Font này có thể đánh trên các phần mềm thiết kế như Ai, Corel, PS, v.v.


- Chữ triện tròn: hiện nay chưa có font chữ để đánh được trên máy tính, hoặc có thể có nhưng chưa phổ biến. Vì layout tròn nhiều khi khó xếp các chữ cái, nhất là còn có dấu kèm theo kiểu chữ Việt. Hiện nay layout phổ biến của triện tròn là chia vòng tròn làm 3 phần bằng nhau, các chữ cái xếp theo 3 phần. Việc này cũng có ưu và nhược điểm, nhiều chữ nhìn sẽ khó đọc hoặc chưa được cân đối.

Khắc phục nhược điểm này, đôi khi cần dùng layout chia 4 phần, tất nhiên phải căn chỉnh lại độ dày nét chữ toàn bộ.




Làm Con Dấu Tên Cá Nhân ra sao?

Nếu bạn làm trong lĩnh vực nghệ thuật thư họa, hay hội họa thì nên dùng con dấu tên cá nhận như thế nào cho đẹp.
- Thiết kế tên mình theo ý muốn khi triện ra giấy. Bước này rất quan trọng, nếu bạn có sẵn ý tưởng có thể nói shop làm theo, thể hiện lại trên máy tính để tạo file in khắc.
- Chọn vật liệu làm triện:
Hiện nay có rất nhiều loại tên dấu cá nhân từ giá thấp đến cao, cũng có nhiều chất liệu khắc dấu, như cao su, nhựa gỗ và đá, ngọc…. Tùy vào mục dích sử dụng của bạn mà ta có thể làm mẫu con dấu sao cho đẹp và phù hợp.
Triện đá ngày nay được sử dụng nhiều, nhất là các loại đá ngọc (ngọc bích, jasper, nefrit).
Nếu chi phí rẻ tiền, có thể dùng các loại triện gỗ, triện đổ mực sẵn (như dấu công ty).



LH qua Page Chữ triện để lấy file: https://www.facebook.com/tkchutrien

(DT: 0974510400)

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe! (qua Paypal)

(Mình biết nhiều người ở VN chưa quen dùng Paypal (ví điện tử uy tín lâu năm trên thế giới) tuy nhiên mình vẫn để cho vui vậy!) Vì nếu muốn, bạn có thể bank ngay với 1 thao tác quyét mã.






Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

 Chữ Phúc - Hán tự kiểu cách điệu có nhiều kiểu khác nhau và mỗi kiểu có một đặc điểm thẩm mỹ riêng.

Blog xin giới thiệu thêm 1 kiểu chữ PHÚC nữa, có dạng mềm mại, cong bo tròn, tượng trưng cho sự sung túc, no đủ, dư đầy.


Chiết tự chữ Phúc trong tiếng Hán:


Chữ 福 được cấu tạo bởi 13 nét, 4 bộ thủ, bên trái một bộ và bên phải 3 bộ, cụ thể:

  • Bộ bên trái: Bộ Thị⺭/Shì/ mang ý nghĩa là mong muốn, cầu thị. Bộ Thị xuất hiện trong chữ Phúc tiếng Trung thể hiện mong muốn, khao khát của con người về điều gì đó vô cùng tốt đẹp.
  • Bộ bên phải: Gồm có 3 bộ:
    • Bộ Miên 宀  /Mián/, là mái nhà. Nếu xét từ Phúc 福 theo hình tự kim văn ngày xưa 畐 /fú/ nguyên văn là 畗/Dá/ sẽ thấy có bộ miên. Bộ này xuất hiện với ý nghĩa nhà là nơi để về, là nơi ấm no và hạnh phúc nhất của mỗi người. Trải qua các thời kỳ cho đến nay bộ Miên 宀 được viết lại thành bộ Nhất 一 thể hiện sự che chở.
    • Bộ Khẩu 口  /Kǒu/, là miệng. Bộ này được sử dụng trong chữ Phúc với ý nghĩa dù ngôi nhà bạn đang sống có to đến đâu mà không có người thì cũng trở nên vô nghĩa. Điều đó chứng tỏ, cuộc sống của chúng ta chỉ thực sự có ý nghĩa khi gia đình vui vẻ, quây quần bên nhau.
    • Bộ Điền 田 /Tián/, là ruộng đất. Bộ này được thêm vào chữ Phúc  福  để nhắc nhở chúng ta muốn có cuộc sống hạnh phúc thì không thể thiếu đi những giá trị vật chất. Nếu đã có nhà cửa và gia đình đủ đầy thì cần “an cư lạc nghiệp”.

  • Tại sao chữ Phúc lại được treo ngược trong ngày Tết?

Chữ Phúc treo ngược hay còn gọi là chữ Phúc đảo 福倒 được xem là phong tục truyền thống của người Trung Quốc. Trong đó, từ 倒 /dǎo/ mang ý nghĩa là đổ, đảo ngược, lộn ngược. Cách phát âm của từ này gần giống với 到 /dào/, có nghĩa là đến. Người ta treo ngược từ Phúc với ngụ ý về cách chơi chữ “vận may đến rồi”. Thực tế, cách treo ngược chữ Phúc tiếng Trung xuất phát từ 2 câu chuyện: 


Chữ Phúc tiếng Trung bị đảo ngược

1. Câu chuyện 1

Ở đời nhà Thanh (1661 – 1911), vào chiều 30 Tết, quan phủ Lý lệnh đã treo chữ 福 trên những cánh cửa chính lối ra vào Đông Cung. Bởi vì có một tên lính không biết chữ nên đã treo ngược chữ Phúc. Điều này khiến cho Thái tử nổi giận khi nhìn thấy và định phạt tên lính đó. Tuy nhiên, quan phủ họ Lý là người hiền tử nên đã tìm cách gỡ tội cho tên lính đen đủi.

Vì hiểu rõ khao khát của Thái tử là muốn lên ngôi hoàng đế từ lâu nên ông bèn bảo: Chữ Phúc 福 treo ngược thành chữ Phúc đảo, đảo 倒 /Dào/ đồng âm với từ 到/Đáo/, nghĩa là đến. Cho nên, nếu treo ngược chữ Phúc thì có nghĩa là vận may đang đến. Thái tử nghe xong cảm thấy hài lòng nên đã trọng thưởng cho quan phủ Lý và tên lính đó.

2. Câu chuyện 2

Đúng vào đêm 30 Tết, một ông vua đi vi hành quan sát tình hình ăn Tết của nhân dân. Lúc này, đi qua một nhà nọ thấy treo đèn lồng kéo quân có vẽ cảnh tưởng chế nhạo hoàng hậu. Điều này đã khiến cho ông vua cực kỳ tức giận nên đã đảo ngược chữ Phúc trước nhà để đánh dấu. Sáng hôm sau, ông kêu cảnh vệ đến bắt tội.

Khi về cung, hoàng hậu thấy không vui nên gặng hỏi thì vua liền kể lại sự việc. Là người hiền đức, hoàng hậu đã bí mật sai quân đảo ngược lại chữ Phúc ở nhà dân. Nhờ vậy, gia đình kia đã may mắn thoát tội. Điều này đã cho thấy chữ Phúc ngược lại mang đến điều may mắn.

LH qua Page Chữ triện để lấy file: https://www.facebook.com/tkchutrien

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe!

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2024

 Thiết kế chữ triện vuông ngày nay được nhiều người ưa chuộng: Chư trơn linh Nam.

Vì nội dung thuần Việt, chữ dễ đọc, tính thẩm mỹ cao lại mang vẻ cổ kính.

Xin mời các bạn tham khảo một số mẫu thiết kế page đã thực hiện.



LH qua Page Chữ triện để lấy file: https://www.facebook.com/tkchutrien

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe!




Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

 Tổng hợp một số mẫu con dấu triện vuông mà admin đã thực hiện để các bạn góp ý và tham khảo.


CON DẤU TÊN VUÔNG

Con dấu vuông tên cá nhân hoặc tổ chức thường được khắc như Con Dấu Triện nhựa tự động: 1,5cm,2cm,3cm,4cm, hoặc đẹp hơn nữa là khắc đá, khắc ngọc (ngọc ấn).

Nếu bạn làm trong lĩnh vực nghệ thuật thư họa, hay hội họa thì nên dùng con dấu tên cá nhận vừa có tính thẩm mỹ, cổ kính mà hiện đại.

Hiện nay có rất nhiều loại tên dấu cá nhân từ giá thấp đến cao, cũng có nhiều chất liệu khắc dấu, như cao sư, nhựa gỗ và đá…. Tùy vào mục dích sử dụng của bạn mà ta có thể làm mẫu con dấu sao cho đẹp và phù hợp. Con dấu tên đẹp trước hết bạn phải chon vật liệu khắc, hiện có 3 sản phẩm đá, nhựa và gỗ là nhưng sản phẩm làm dấu đẹp nhất.



LH qua Page Chữ triện để lấy file:
https://www.facebook.com/tkchutrien

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe!



Thứ Hai, 8 tháng 1, 2024

 Thiết kế corel con dấu vuông kèm chữ thư pháp Long Phụng phú quý


con dấu vuông nội dung: Ngọc Minh Viên kèm theo.


Con dấu vuông: Phúc Minh kèm theo.

LH qua Page Chữ triện để lấy file: https://www.facebook.com/tkchutrien

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe!


 Tiên học lễ - Hậu học văn bằng chữ triện tròn.

 Tiên học lễ - Hậu học văn. Có quan điểm cho rằng nên bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn vì câu này là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, khiến người dưới phải phục tùng, giữ “lễ” với người trên, trở nên thụ động và không còn tư duy phản biện. Việc loại bỏ câu này giúp giải phóng sức sáng tạo…

Tuy nhiên, hai câu trên có nghĩa rộng hơn thế, mang đậm màu sắc Á Đông, nói về việc tu dưỡng đạo đức song hành với việc học kiến thức văn hóa.


"Lễ": Phép giao tiếp giữa các đối tượng trong xã hội.

 Thuở xưa, "Lễ" được đặt ở vị trí từ vầng trán trở lên - đó là kính thần minh, kính thiên địa, kính quỷ hồn. 

 Thời phong kiến, "Lễ" được lập ra các quy chuẩn, các chi tiết, các cấp độ khác nhau để người ta có thể cư xử với nhau - nhưng "Lễ" khi ấy mang đặc trưng và phục vụ cho các tầng lớp xã hội phong kiến. 

 Thời nay (không còn phong kiến), các mối quan hệ giữa người với người đã thay đổi rất nhiều - đương nhiên, nội dung và các hình thức của "Lễ" cũng thay đổi/biến chuyển/điều chỉnh theo thực tại xã hội. 

 Con cháu chào ông bà, cha mẹ - ông bà, cha mẹ chào lại; cấp dưới chào cấp trên - cấp trên chào lại; cách nói năng hay cách cư xử; ma chay, đám cưới, đám hỏi, rửa tội, ăn chay niệm Phật; v.v.. Tất thảy đều là "Lễ". 

Có nên bỏ khẩu hiệu này không?

Có người cho rằng “dù hiểu chữ lễ theo nghĩa tốt thì cũng không nên duy trì “khẩu hiệu” này, không nên đặt “lễ” (đạo đức) trước “văn” (tri thức), vì hai thứ đều cần như nhau, không trước không sau”.

 Bỏ thế nào được! _ Giả sử, kẻ kêu gọi bỏ "Lễ" mà ra đường gặp kẻ dưới không chào hỏi, thì hắn có bảo người khác là không biết lễ phép chăng? _ Giả sử, ở nhà con cái nói chuyện đốp chát, thì những kẻ kêu gọi bỏ "tiên học lễ" có nổi giận và mắng con cái là hỗn hào, là không biết lễ phép hay chăng? * Dường như những người hưởng ứng và kêu gọi bỏ "tiên học lễ", là do ngộ nhận "Lễ" là sản phẩm và mang tính hình thức của thời phong kiến. Nhưng nếu thật như thế, thì có lẽ bọn họ đã hiểu chưa chính xác về "Lễ".

Trong thời đại vật chất lên ngôi như hiện nay, cần chăng việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ gìn cái hay cái ưu việt truyền từ đời xưa là việc hết sức quan trọng, ví như việc giữ lấy cái cốt lõi của người Việt Nam. Các trí thức Việt hãy tự hỏi, cốt lõi của con người Việt Nam phân biệt với các dân tộc khác là gì? rồi hãy nói việc bỏ hay giải thích sai câu thành ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn!

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn cũng có thể mời mình 1 ly cafe nhé!


Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2024

 Hoành phi chữ Phụng tổ đường được phiên âm từ Hán tự “福满堂” có nghĩa là  Phúc mãn đường. Hiện nay, hoành phi với nội dung như trên có thể được viết trực tiếp bằng tiếng Hán hoặc có thể được khắc bởi tiếng Việt là “Phụng tổ đường” với ý nghĩa tương đương. Tuy nhiên, nhiều gia chủ hiện nay vẫn thích hoành phi được viết bằng chữ triện Việt hơn, vì chúng mang đến nét cổ kính, hiệu quả thẩm mỹ cao hơn, lại thuần Việt, con cháu dễ đọc dễ hiểu.




Đối với hoành phi chữ Phụng tổ đường, ngoài mang ý nghĩa chung mà dòng hoành phi mang lại thì chúng còn mang ý nghĩa riêng. Từ trước đến nay, “Phúc Đức” luôn là phẩm chất được đề cao trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ, hay rộng hơn là mỗi dân tộc. Chính vì thế, chữ Phúc luôn được xuất hiện khắp mỗi nơi khi có dịp. 

Cụm từ “Phụng tổ đường” như có thể nói lên tất cả, phúc sinh phú quý, phúc của gia tiên dòng họ là quan trọng nhất. Đây cũng chính là mong muốn của mỗi người trong dòng tộc, cũng là lời răng dạy con cháu trong cuộc sống. Mỗi hành động, mỗi công việc, mỗi suy nghĩ đều đặt chữ “phúc” lên hàng đầu.

Hoành phi chữ phụng tổ đường đi với các câu đối nào?

Những bức hoành phi chữ phụng tổ đường được treo chính giữa của không gian thờ. Vị trí treo sao cho cân đối, để cẩn thận hơn trong quá trình thi công, vị trí dự định treo sẽ được đánh dấu trước, sau đó mới tiến hành gia cố bức hoành phi vào vị trí có sẵn đó.

Hoành phi thường được kết hợp với câu đối được treo cân xứng hai bên. Riêng đối với hoành phi chữ phụng tổ đường thường được kết hợp với câu đối mang nội dung:

 “Tiền nhân khởi nghiệp di thiên cổ

Hậu thế tài bồi phúc vạn xuân”

Tạm dịch: “Khi ông bà tiên tổ khởi nghiệp để lại công đức cho muôn đời sau. Con cháu ngày nay chăm vun đắp công đức ấy để được phúc đức muôn đời”. Khi kết hợp với ý nghĩa của “Phụng tổ đường” quả là một vế đối hay.

Một số câu đối hay treo cùng như sau:

Đạo con cháu bồi đắp nền nhân 

Ơn tiên tổ vun trồng cây đức

                                                                                 ****

Trần chi vạn đại đức lưu quang lưu 

Tổ đường thiên thu đồng hướng đạo

***

Từ đường sáng lạng đời nay dựng

Cây đức xum xuê tổ xưa trồng

***

Tổ tiên nhân đức muôn đời thịnh

Con cháu thảo hiền vạn tết xuân

***

Hậu duệ thiên thu phúc lộc trường

Tổ đường bách bái thiên hoa tại

(Chữ triện tròn)

Hiện nay cũng có xu thế dùng chữ kiểu điền thể (chữ vuông) để trang trí nhà thờ, câu đối. Chữ triện vuông cũng mang đặc tính cổ kính, thẩm mĩ trong không gian thờ cúng.