Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Đường về nô lệ
F.A. Hayek, 1940, dịch giả Phạm Nguyên Tường
NXB Tri Thức


Bản PDF:
https://drive.google.com/file/d/0By7sZs271DCEUXZlQVdseFJoS0E/view

Xin cảm ơn dịch giả và NXB Tri thức đã chia sẻ cộng đồng

Tác phẩm “Đường Về Nô Lệ” của F.A. Hayek đến với độc giả trong nước từ năm 2008. Đây là một trong những tác phẩm kinh tế chính trị vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
***
Việt Nam đã từ bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp được hơn hai thập kỷ. So sánh những kết quả đạt được giữa hai thời kỳ trước và sau đổi mới ta có thể khẳng định quyết định chuyển sang cơ chế thị trường của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Đời sống vật chất và tinh thần của từng người dân không ngừng được cải thiện. Những vật dụng được xem là xa xỉ thời kế hoạch hóa như xe máy, tivi, dầu gội đầu v.v… thì nay đã trở thành những vật dụng tối thiểu trong mỗi gia đình; trước kia người dân Việt Nam chỉ có thể biết được tin tức thế giới qua hệ thống loa truyền thanh, thì ngày nay họ có thể tìm hiểu mọi thứ qua internet, truyền hình cáp, và thậm chí có thể đi hàng nghìn cây số đến tận nơi để quan sát. Tuy thế, những di chứng mà cơ chế này gây ra cho xã hội vẫn còn đó và đang gây nhức nhối cho xã hội.
Đây không phải là nhận định được nói ra bởi những người dân thường hay các học giả; trên thực tế nó thường xuyên được những vị lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước nhắc đến (1). Nhưng cụ thể cơ chế kế hoạch hóa trước kia đã gây ra những căn bệnh xã hội gì cho hiện nay? Làm thế nào để khắc phục được chúng? Đấy quả thực là những câu hỏi hóc búa cho bất kỳ ai có trách nhiệm với xã hội. Cuốn sách Đường Về Nô Lệ của F. A. Hayek, một trong những kinh tế gia và tư tưởng gia xuất sắc nhất của thế kỷ XX, có thể được xem như là cuốn “cẩm nang” hàng đầu để giải quyết những vấn nạn này cho xã hội Việt Nam hôm nay....
(Phạm Nguyên Trường dịch, Đinh Tuấn Minh hiệu đính và giới thiệu)