Hiển thị các bài đăng có nhãn phúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phúc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

 Chữ Phúc - Hán tự kiểu cách điệu có nhiều kiểu khác nhau và mỗi kiểu có một đặc điểm thẩm mỹ riêng.

Blog xin giới thiệu thêm 1 kiểu chữ PHÚC nữa, có dạng mềm mại, cong bo tròn, tượng trưng cho sự sung túc, no đủ, dư đầy.


Chiết tự chữ Phúc trong tiếng Hán:


Chữ 福 được cấu tạo bởi 13 nét, 4 bộ thủ, bên trái một bộ và bên phải 3 bộ, cụ thể:

  • Bộ bên trái: Bộ Thị⺭/Shì/ mang ý nghĩa là mong muốn, cầu thị. Bộ Thị xuất hiện trong chữ Phúc tiếng Trung thể hiện mong muốn, khao khát của con người về điều gì đó vô cùng tốt đẹp.
  • Bộ bên phải: Gồm có 3 bộ:
    • Bộ Miên 宀  /Mián/, là mái nhà. Nếu xét từ Phúc 福 theo hình tự kim văn ngày xưa 畐 /fú/ nguyên văn là 畗/Dá/ sẽ thấy có bộ miên. Bộ này xuất hiện với ý nghĩa nhà là nơi để về, là nơi ấm no và hạnh phúc nhất của mỗi người. Trải qua các thời kỳ cho đến nay bộ Miên 宀 được viết lại thành bộ Nhất 一 thể hiện sự che chở.
    • Bộ Khẩu 口  /Kǒu/, là miệng. Bộ này được sử dụng trong chữ Phúc với ý nghĩa dù ngôi nhà bạn đang sống có to đến đâu mà không có người thì cũng trở nên vô nghĩa. Điều đó chứng tỏ, cuộc sống của chúng ta chỉ thực sự có ý nghĩa khi gia đình vui vẻ, quây quần bên nhau.
    • Bộ Điền 田 /Tián/, là ruộng đất. Bộ này được thêm vào chữ Phúc  福  để nhắc nhở chúng ta muốn có cuộc sống hạnh phúc thì không thể thiếu đi những giá trị vật chất. Nếu đã có nhà cửa và gia đình đủ đầy thì cần “an cư lạc nghiệp”.

  • Tại sao chữ Phúc lại được treo ngược trong ngày Tết?

Chữ Phúc treo ngược hay còn gọi là chữ Phúc đảo 福倒 được xem là phong tục truyền thống của người Trung Quốc. Trong đó, từ 倒 /dǎo/ mang ý nghĩa là đổ, đảo ngược, lộn ngược. Cách phát âm của từ này gần giống với 到 /dào/, có nghĩa là đến. Người ta treo ngược từ Phúc với ngụ ý về cách chơi chữ “vận may đến rồi”. Thực tế, cách treo ngược chữ Phúc tiếng Trung xuất phát từ 2 câu chuyện: 


Chữ Phúc tiếng Trung bị đảo ngược

1. Câu chuyện 1

Ở đời nhà Thanh (1661 – 1911), vào chiều 30 Tết, quan phủ Lý lệnh đã treo chữ 福 trên những cánh cửa chính lối ra vào Đông Cung. Bởi vì có một tên lính không biết chữ nên đã treo ngược chữ Phúc. Điều này khiến cho Thái tử nổi giận khi nhìn thấy và định phạt tên lính đó. Tuy nhiên, quan phủ họ Lý là người hiền tử nên đã tìm cách gỡ tội cho tên lính đen đủi.

Vì hiểu rõ khao khát của Thái tử là muốn lên ngôi hoàng đế từ lâu nên ông bèn bảo: Chữ Phúc 福 treo ngược thành chữ Phúc đảo, đảo 倒 /Dào/ đồng âm với từ 到/Đáo/, nghĩa là đến. Cho nên, nếu treo ngược chữ Phúc thì có nghĩa là vận may đang đến. Thái tử nghe xong cảm thấy hài lòng nên đã trọng thưởng cho quan phủ Lý và tên lính đó.

2. Câu chuyện 2

Đúng vào đêm 30 Tết, một ông vua đi vi hành quan sát tình hình ăn Tết của nhân dân. Lúc này, đi qua một nhà nọ thấy treo đèn lồng kéo quân có vẽ cảnh tưởng chế nhạo hoàng hậu. Điều này đã khiến cho ông vua cực kỳ tức giận nên đã đảo ngược chữ Phúc trước nhà để đánh dấu. Sáng hôm sau, ông kêu cảnh vệ đến bắt tội.

Khi về cung, hoàng hậu thấy không vui nên gặng hỏi thì vua liền kể lại sự việc. Là người hiền đức, hoàng hậu đã bí mật sai quân đảo ngược lại chữ Phúc ở nhà dân. Nhờ vậy, gia đình kia đã may mắn thoát tội. Điều này đã cho thấy chữ Phúc ngược lại mang đến điều may mắn.

LH qua Page Chữ triện để lấy file: https://www.facebook.com/tkchutrien

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe!