Hiển thị các bài đăng có nhãn Gauss. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gauss. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

HỆ TOẠ ĐỘ VN-2000 VÀ CÁC HỆ TOẠ ĐỘ ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Tips: Nên tìm hiểu QGIS, phần mềm hay tương tự Arcgis.

Bài viết nói rõ trên cơ sở trắc địa về các hệ toạ độ ở Việt Nam


3. Hệ tọa độ trên mặt cầu
            3.1  Hệ tọa độ địa lý (φ, λ).
            Hệ tọa độ địa lý nhận trái đất là hình cầu, tâm 0 của trái đất là gốc tọa độ, hai mặt phẳng tọa độ là mặt phảng xích đạo và mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc Greenwich. Tọa độ điểm M được xác định bởi vĩ độ φ và kinh độ λ. Vĩ độ của điểm M là góc có đỉnh 0 hợp bởi đường dây dọi (phương trọng lực g) qua điểm đó với mặt phảng xính đạo. Kinh độ là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc Greenwich và mặt phẳng chứa kinh tuyến đi qua điểm đó.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Nếu có 1 tấm bản đồ giấy, việc tìm toạ độ 1 điểm trên bản đồ hay đưa 1 địa điểm từ thực địa lên bản đồ là không khó.

"Cách đơn giản nhất mà mình đã dùng khi chuyển đổi bản đồ từ Gauss sang VN-2000 là dùng Mapinfow và save copy as từng lớp bản đồ, chọn thay đổi projection sang VN-2000 múi chiếu 6 độ. "

- Cách pro hơn những phải dùng phần mềm thì bạn có thể dùng: FME quick translate, nhớ cài vn2000 7 thông số (của pro Hoa Lê bên 4fum BĐ Lâm nghiệp) 

Rắc rối duy nhất là các hệ quy chiếu mà mảnh bản đồ sử dụng. Xứ ta trước năm 2000 (trước khi có cái hệ Vn-2000) dùng nhiều thể loại elipsoid, phép chiếu, lưới chiếu ... dân ta ngoài ngành còn khó mà đoán được (chứ nói chi thế lực bên ngoài!). Có thể kể đến các hệ quy chiếu mà tây ta lẫn lộn như: UTM, Gauss, HN-72, WGS-84.... So sánh giữa những thứ này chỉ có dân Trắc địa mới biết. Dù dùng Hệ quy chiếu nào cho bản đồ, miễn 1 ngọn núi trên bản đồ khi ra ngoài trời nó vẫn phải là núi là được. Mình kinh nhất là những nơi giáp ranh tờ bản đồ giữa múi chiếu này với múi chiếu khác (ZOne 48 với Zone 49 chẳng hạn). Toạ độ trên giấy Ở đây ứng với câu nói: Một trời 1 vực!


                  Đi vào vấn đề chính. Thực dụng mà nói, người dùng chỉ cần biết: khi có 1 mảnh bản đồ số trên máy tính, làm sao đưa được 1 số điểm toạ độ vào đó (hoặc ngược lại). Ở đây xét với bản đồ ô vuông, đơn vị mét, tỷ lệ cỡ 1/200.000. Đa số các bản đồ của ta từ trước năm 2000 đều dùng hệ Gauss (hoặc UTM). Cách đơn giản nhất mà mình đã dùng khi chuyển đổi bản đồ từ Gauss sang VN-2000 là dùng Mapinfow và save copy as từng lớp, chọn thay đổi projection sang VN-2000 múi chiếu 6 độ. Mình đã thử làm thế với 1 mảnh tờ tỷ lệ 1/200.000 (gốc ở Gauss), sau đó đối sánh bằng 1 mảnh tỷ lệ 1/50.000 hệ VN-2000 quốc gia. Kết quả 2 bản đồ chồng khít được với nhau. Kết luận là hoá ra VN-2000 cũng chỉ thế ???!

            
Cách thứ 2 nhanh hơn và pro hơn là dùng công cụ Maptrans for Mapinfo (của bên Xi đa la viết thì phải). Nhưng hiện tại mình sài win 8 nên cài không được MTM. Dưng đọc qua hướng dẫn thì cũng tung toé lắm, nào là chuyển bản đồ sang Non-Earth, nào là ... :P)
Video này mình dùng cách Save copy as để chuyển layer từ tọa độ địa lý sang VN-2000:

Tiện đây cũng có 1 vấn đề muốn chia sẻ thêm. Mình vẫn lăn tăn cái hệ VN-2000 QG với những bản đồ VN-2000 WGS- 84. Từ VN-2000 QG có thể chuyển đổi về VN-2000 múi 3 độ (địa phương). Còn từ VN-2000 WGS- 84 không thể save copy as, thay projection như thế được ?

- VN-2000 WGS- 84 sinh ra khi chuyển đổi bản đồ từ file DNG Micro Station sang bản đồ dạng tab - Mapinfow, dùng tool export35.ma của MicroStation. Nếu chính mảnh bản đồ đó mở cùng mảnh bản đồ đó ở hệ VN-2000 QG thì 2 mảnh đó không chồng khít với nhau trên Mapinfow. Như vậy vấn đề là chỗ, VN-2000 múi 6 cũng có tới 2 loại, mà cả 2 đều đúng xét về toạ độ (dùng GPS đo ngoài thực tế rồi cho lên bản đồ kiểm tra), nhưng cả 2 lại không chồng khớp được với nhau!
--- (rừng luật nhưng dùng luật rừng)
--------- Update:
1 số thông số tham khảo trong file *.prj của Cục DCKS:
Project:"VN2000_QuyetDinh_Z48", 8, 9999, 28, -191.90441429, -39.30318279, -111.45032835,-0.00928836, 0.01975479, -0.00427372, 0.252906278, 0, 7, 105, 0, 0.9996, 500000, 0
"UTM_Indian_Zone 48", 8, 40, 7, 105, 0, 0.9996, 500000, 0
"VN2000_Zone48 (WGS 84)", 8, 104, 7, 105, 0, 0.9996, 500000, 0
"--- VN-2000 su dung noi bo ---"
"VN-2000 KT 105 mui 6", 8, 104, 7, 105, 0, 0.9996, 500000, 0
        "--- VN-2000_tham so_ 05/2007/QD-BTNMT---"
"VN-2000 KT 105 mui 6", 8, 104, 7, 105, 0, 1.000000252906278, 500000, 0

"VN2000_QuyetDinh_Z48" chính là hệ VN-2000 hội nhập, có thể export chồng lên Google Earth
"VN2000_Zone48 (WGS 84)" thì na ná như UTM indian Z48 và VN-2000 nội bộ.
 "VN-2000_tham so_ 05/2007/QD-BTNMT---" thì lạ thật, không hội nhập được với Google Earth. ??!!
LOL!