Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

 Chữ Phúc - Hán tự kiểu cách điệu có nhiều kiểu khác nhau và mỗi kiểu có một đặc điểm thẩm mỹ riêng.

Blog xin giới thiệu thêm 1 kiểu chữ PHÚC nữa, có dạng mềm mại, cong bo tròn, tượng trưng cho sự sung túc, no đủ, dư đầy.


Chiết tự chữ Phúc trong tiếng Hán:


Chữ 福 được cấu tạo bởi 13 nét, 4 bộ thủ, bên trái một bộ và bên phải 3 bộ, cụ thể:

  • Bộ bên trái: Bộ Thị⺭/Shì/ mang ý nghĩa là mong muốn, cầu thị. Bộ Thị xuất hiện trong chữ Phúc tiếng Trung thể hiện mong muốn, khao khát của con người về điều gì đó vô cùng tốt đẹp.
  • Bộ bên phải: Gồm có 3 bộ:
    • Bộ Miên 宀  /Mián/, là mái nhà. Nếu xét từ Phúc 福 theo hình tự kim văn ngày xưa 畐 /fú/ nguyên văn là 畗/Dá/ sẽ thấy có bộ miên. Bộ này xuất hiện với ý nghĩa nhà là nơi để về, là nơi ấm no và hạnh phúc nhất của mỗi người. Trải qua các thời kỳ cho đến nay bộ Miên 宀 được viết lại thành bộ Nhất 一 thể hiện sự che chở.
    • Bộ Khẩu 口  /Kǒu/, là miệng. Bộ này được sử dụng trong chữ Phúc với ý nghĩa dù ngôi nhà bạn đang sống có to đến đâu mà không có người thì cũng trở nên vô nghĩa. Điều đó chứng tỏ, cuộc sống của chúng ta chỉ thực sự có ý nghĩa khi gia đình vui vẻ, quây quần bên nhau.
    • Bộ Điền 田 /Tián/, là ruộng đất. Bộ này được thêm vào chữ Phúc  福  để nhắc nhở chúng ta muốn có cuộc sống hạnh phúc thì không thể thiếu đi những giá trị vật chất. Nếu đã có nhà cửa và gia đình đủ đầy thì cần “an cư lạc nghiệp”.

  • Tại sao chữ Phúc lại được treo ngược trong ngày Tết?

Chữ Phúc treo ngược hay còn gọi là chữ Phúc đảo 福倒 được xem là phong tục truyền thống của người Trung Quốc. Trong đó, từ 倒 /dǎo/ mang ý nghĩa là đổ, đảo ngược, lộn ngược. Cách phát âm của từ này gần giống với 到 /dào/, có nghĩa là đến. Người ta treo ngược từ Phúc với ngụ ý về cách chơi chữ “vận may đến rồi”. Thực tế, cách treo ngược chữ Phúc tiếng Trung xuất phát từ 2 câu chuyện: 


Chữ Phúc tiếng Trung bị đảo ngược

1. Câu chuyện 1

Ở đời nhà Thanh (1661 – 1911), vào chiều 30 Tết, quan phủ Lý lệnh đã treo chữ 福 trên những cánh cửa chính lối ra vào Đông Cung. Bởi vì có một tên lính không biết chữ nên đã treo ngược chữ Phúc. Điều này khiến cho Thái tử nổi giận khi nhìn thấy và định phạt tên lính đó. Tuy nhiên, quan phủ họ Lý là người hiền tử nên đã tìm cách gỡ tội cho tên lính đen đủi.

Vì hiểu rõ khao khát của Thái tử là muốn lên ngôi hoàng đế từ lâu nên ông bèn bảo: Chữ Phúc 福 treo ngược thành chữ Phúc đảo, đảo 倒 /Dào/ đồng âm với từ 到/Đáo/, nghĩa là đến. Cho nên, nếu treo ngược chữ Phúc thì có nghĩa là vận may đang đến. Thái tử nghe xong cảm thấy hài lòng nên đã trọng thưởng cho quan phủ Lý và tên lính đó.

2. Câu chuyện 2

Đúng vào đêm 30 Tết, một ông vua đi vi hành quan sát tình hình ăn Tết của nhân dân. Lúc này, đi qua một nhà nọ thấy treo đèn lồng kéo quân có vẽ cảnh tưởng chế nhạo hoàng hậu. Điều này đã khiến cho ông vua cực kỳ tức giận nên đã đảo ngược chữ Phúc trước nhà để đánh dấu. Sáng hôm sau, ông kêu cảnh vệ đến bắt tội.

Khi về cung, hoàng hậu thấy không vui nên gặng hỏi thì vua liền kể lại sự việc. Là người hiền đức, hoàng hậu đã bí mật sai quân đảo ngược lại chữ Phúc ở nhà dân. Nhờ vậy, gia đình kia đã may mắn thoát tội. Điều này đã cho thấy chữ Phúc ngược lại mang đến điều may mắn.

LH qua Page Chữ triện để lấy file: https://www.facebook.com/tkchutrien

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe!

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2024

 Thiết kế chữ triện vuông ngày nay được nhiều người ưa chuộng: Chư trơn linh Nam.

Vì nội dung thuần Việt, chữ dễ đọc, tính thẩm mỹ cao lại mang vẻ cổ kính.

Xin mời các bạn tham khảo một số mẫu thiết kế page đã thực hiện.



LH qua Page Chữ triện để lấy file: https://www.facebook.com/tkchutrien

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe!




Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

 Tổng hợp một số mẫu con dấu triện vuông mà admin đã thực hiện để các bạn góp ý và tham khảo.


CON DẤU TÊN VUÔNG

Con dấu vuông tên cá nhân hoặc tổ chức thường được khắc như Con Dấu Triện nhựa tự động: 1,5cm,2cm,3cm,4cm, hoặc đẹp hơn nữa là khắc đá, khắc ngọc (ngọc ấn).

Nếu bạn làm trong lĩnh vực nghệ thuật thư họa, hay hội họa thì nên dùng con dấu tên cá nhận vừa có tính thẩm mỹ, cổ kính mà hiện đại.

Hiện nay có rất nhiều loại tên dấu cá nhân từ giá thấp đến cao, cũng có nhiều chất liệu khắc dấu, như cao sư, nhựa gỗ và đá…. Tùy vào mục dích sử dụng của bạn mà ta có thể làm mẫu con dấu sao cho đẹp và phù hợp. Con dấu tên đẹp trước hết bạn phải chon vật liệu khắc, hiện có 3 sản phẩm đá, nhựa và gỗ là nhưng sản phẩm làm dấu đẹp nhất.



LH qua Page Chữ triện để lấy file:
https://www.facebook.com/tkchutrien

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe!



Thứ Hai, 8 tháng 1, 2024

 Thiết kế corel con dấu vuông kèm chữ thư pháp Long Phụng phú quý


con dấu vuông nội dung: Ngọc Minh Viên kèm theo.


Con dấu vuông: Phúc Minh kèm theo.

LH qua Page Chữ triện để lấy file: https://www.facebook.com/tkchutrien

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn hãy like page 1 bấm (miễn phí) hoặc cũng có thể mời mình 1 ly cafe!


 Tiên học lễ - Hậu học văn bằng chữ triện tròn.

 Tiên học lễ - Hậu học văn. Có quan điểm cho rằng nên bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn vì câu này là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, khiến người dưới phải phục tùng, giữ “lễ” với người trên, trở nên thụ động và không còn tư duy phản biện. Việc loại bỏ câu này giúp giải phóng sức sáng tạo…

Tuy nhiên, hai câu trên có nghĩa rộng hơn thế, mang đậm màu sắc Á Đông, nói về việc tu dưỡng đạo đức song hành với việc học kiến thức văn hóa.


"Lễ": Phép giao tiếp giữa các đối tượng trong xã hội.

 Thuở xưa, "Lễ" được đặt ở vị trí từ vầng trán trở lên - đó là kính thần minh, kính thiên địa, kính quỷ hồn. 

 Thời phong kiến, "Lễ" được lập ra các quy chuẩn, các chi tiết, các cấp độ khác nhau để người ta có thể cư xử với nhau - nhưng "Lễ" khi ấy mang đặc trưng và phục vụ cho các tầng lớp xã hội phong kiến. 

 Thời nay (không còn phong kiến), các mối quan hệ giữa người với người đã thay đổi rất nhiều - đương nhiên, nội dung và các hình thức của "Lễ" cũng thay đổi/biến chuyển/điều chỉnh theo thực tại xã hội. 

 Con cháu chào ông bà, cha mẹ - ông bà, cha mẹ chào lại; cấp dưới chào cấp trên - cấp trên chào lại; cách nói năng hay cách cư xử; ma chay, đám cưới, đám hỏi, rửa tội, ăn chay niệm Phật; v.v.. Tất thảy đều là "Lễ". 

Có nên bỏ khẩu hiệu này không?

Có người cho rằng “dù hiểu chữ lễ theo nghĩa tốt thì cũng không nên duy trì “khẩu hiệu” này, không nên đặt “lễ” (đạo đức) trước “văn” (tri thức), vì hai thứ đều cần như nhau, không trước không sau”.

 Bỏ thế nào được! _ Giả sử, kẻ kêu gọi bỏ "Lễ" mà ra đường gặp kẻ dưới không chào hỏi, thì hắn có bảo người khác là không biết lễ phép chăng? _ Giả sử, ở nhà con cái nói chuyện đốp chát, thì những kẻ kêu gọi bỏ "tiên học lễ" có nổi giận và mắng con cái là hỗn hào, là không biết lễ phép hay chăng? * Dường như những người hưởng ứng và kêu gọi bỏ "tiên học lễ", là do ngộ nhận "Lễ" là sản phẩm và mang tính hình thức của thời phong kiến. Nhưng nếu thật như thế, thì có lẽ bọn họ đã hiểu chưa chính xác về "Lễ".

Trong thời đại vật chất lên ngôi như hiện nay, cần chăng việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ gìn cái hay cái ưu việt truyền từ đời xưa là việc hết sức quan trọng, ví như việc giữ lấy cái cốt lõi của người Việt Nam. Các trí thức Việt hãy tự hỏi, cốt lõi của con người Việt Nam phân biệt với các dân tộc khác là gì? rồi hãy nói việc bỏ hay giải thích sai câu thành ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn!

Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn cũng có thể mời mình 1 ly cafe nhé!


Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2024

 Hoành phi chữ Phụng tổ đường được phiên âm từ Hán tự “福满堂” có nghĩa là  Phúc mãn đường. Hiện nay, hoành phi với nội dung như trên có thể được viết trực tiếp bằng tiếng Hán hoặc có thể được khắc bởi tiếng Việt là “Phụng tổ đường” với ý nghĩa tương đương. Tuy nhiên, nhiều gia chủ hiện nay vẫn thích hoành phi được viết bằng chữ triện Việt hơn, vì chúng mang đến nét cổ kính, hiệu quả thẩm mỹ cao hơn, lại thuần Việt, con cháu dễ đọc dễ hiểu.




Đối với hoành phi chữ Phụng tổ đường, ngoài mang ý nghĩa chung mà dòng hoành phi mang lại thì chúng còn mang ý nghĩa riêng. Từ trước đến nay, “Phúc Đức” luôn là phẩm chất được đề cao trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ, hay rộng hơn là mỗi dân tộc. Chính vì thế, chữ Phúc luôn được xuất hiện khắp mỗi nơi khi có dịp. 

Cụm từ “Phụng tổ đường” như có thể nói lên tất cả, phúc sinh phú quý, phúc của gia tiên dòng họ là quan trọng nhất. Đây cũng chính là mong muốn của mỗi người trong dòng tộc, cũng là lời răng dạy con cháu trong cuộc sống. Mỗi hành động, mỗi công việc, mỗi suy nghĩ đều đặt chữ “phúc” lên hàng đầu.

Hoành phi chữ phụng tổ đường đi với các câu đối nào?

Những bức hoành phi chữ phụng tổ đường được treo chính giữa của không gian thờ. Vị trí treo sao cho cân đối, để cẩn thận hơn trong quá trình thi công, vị trí dự định treo sẽ được đánh dấu trước, sau đó mới tiến hành gia cố bức hoành phi vào vị trí có sẵn đó.

Hoành phi thường được kết hợp với câu đối được treo cân xứng hai bên. Riêng đối với hoành phi chữ phụng tổ đường thường được kết hợp với câu đối mang nội dung:

 “Tiền nhân khởi nghiệp di thiên cổ

Hậu thế tài bồi phúc vạn xuân”

Tạm dịch: “Khi ông bà tiên tổ khởi nghiệp để lại công đức cho muôn đời sau. Con cháu ngày nay chăm vun đắp công đức ấy để được phúc đức muôn đời”. Khi kết hợp với ý nghĩa của “Phụng tổ đường” quả là một vế đối hay.

Một số câu đối hay treo cùng như sau:

Đạo con cháu bồi đắp nền nhân 

Ơn tiên tổ vun trồng cây đức

                                                                                 ****

Trần chi vạn đại đức lưu quang lưu 

Tổ đường thiên thu đồng hướng đạo

***

Từ đường sáng lạng đời nay dựng

Cây đức xum xuê tổ xưa trồng

***

Tổ tiên nhân đức muôn đời thịnh

Con cháu thảo hiền vạn tết xuân

***

Hậu duệ thiên thu phúc lộc trường

Tổ đường bách bái thiên hoa tại

(Chữ triện tròn)

Hiện nay cũng có xu thế dùng chữ kiểu điền thể (chữ vuông) để trang trí nhà thờ, câu đối. Chữ triện vuông cũng mang đặc tính cổ kính, thẩm mĩ trong không gian thờ cúng.




Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

 Hi toàn thể anh em cộng đồng GIS, nhất là các bạn mới làm quen với GIS và Qgis nói riêng.

Về sách dạy phần mềm QGIS tiếng Việt thì hiếm, còn nếu biết tiếng Tiếng Anh các bạn hoàn toàn có thể vào trang chủ Qgis mà học, tải về. Nếu khó có thể tham khảo các video hướng dẫn trên youtube rất nhiều.

Mình đưa tài liệu này lên cũng là để lưu cho chính mình, cho các bạn chuyên gia, lập trình viên nếu có điều kiện nghiên cứu sâu QGis có thể phát triển hơn nữa, đóng góp nhiều plugin hay cho cộng đồng GIS.

Hiện phần cẩm nang đã cho phiên bản  Qgis 3.34







1. Giới thiệuÁ

QGIS là một hệ thống thông tin địa lý mã nguồn mở. Dự án ra đời vào tháng 5 năm 2002 và được thành lập như một dự án trên SourceForge vào tháng Sáu cùng năm. Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để làm cho phần mềm GIS (là phần mềm độc quyền đắt tiền truyền thống) có sẵn cho bất kỳ ai có quyền truy cập vào máy tính cá nhân.

QGIS hiện đang chạy trên hầu hết các nền tảng Unix, Windows và macOS. QGIS được phát triển bằng cách sử dụng bộ công cụ Qt (https://www.qt.io) và C ++. Điều này có nghĩa là QGIS cảm thấy linh hoạt và có giao diện người dùng đồ họa (GUI) dễ sử dụng, dễ sử dụng. Ngoài ra còn có các ứng dụng được tạo độc lập cho phép bạn đưa QGIS vào lĩnh vực này. Các ứng dụng này có thể chạy trên Android và iOS.

QGIS nhằm mục đích trở thành một GIS thân thiện với người dùng, cung cấp các chức năng và tính năng phổ biến. Mục tiêu ban đầu của dự án là cung cấp một trình xem dữ liệu GIS. QGIS đã đạt đến điểm trong quá trình phát triển của nó, nơi nó đang được sử dụng cho nhu cầu xem dữ liệu GIS hàng ngày, để thu thập dữ liệu, để phân tích GIS nâng cao và cho các bài thuyết trình dưới dạng bản đồ, tập bản đồ và báo cáo tinh vi. QGIS hỗ trợ rất nhiều định dạng dữ liệu raster và vector, với hỗ trợ định dạng mới dễ dàng được thêm vào bằng cách sử dụng kiến trúc plugin.

Một bản sao của giấy phép được bao gồm trong phần Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.

Link xem trên trang chủ

Tải bản PDF versions of all above, eg for printing are available here: https://docs.qgis.org/testing/pdf


 Qgis là phần mềm GIS miễn phí nổi tiếng thế giới, có nhiều plugin hỗ trợ, phiên bản mới đã tích hợp sẵn hệ tọa độ VN-2000 toàn quốc, các tỉnh.

Với Qgis, ta có thể làm được nhiều nhiệm vụ, VD: tạo bản đồ địa hình khi có mô hình số độ cao (DEM), hoặc ngược lại, khi có bản đồ với đường bình độ, có thể tạo ra mô hình số độ cao DEM rất đơn giản.


Hơn thế nữa, việc hiển thị label cho đường bình độ cũng rất chuyên nghiệp, ko cần tách các lớp như Đồng mức phụ, ĐM chính, vv.

Ngay sau đây là các bước tạo contour line từ DEM nhanh nhất.
Nguyên liệu: Qgis mới nhất; FIle DEM địa hình (đuôi Tif, Tiff, vvv)

Bước 1: nạp mô hình DEM vào Qgis.

Mở Qgis, bấm tạo new project, lựa chọn CRS (hệ quy chiếu tương ứng cho file DEM). Thường VN múi 6 độ là EPSG: 3405.

Như hình có thêm 2 lớp bản đồ Google để đối chiếu vị trí file DEM. Cái này rất cần để biết file đó đã đúng hệ tọa độ chưa, sau tạo địa hình mới đúng. Cách lấy file này có thể cài thêm Plugin HCM-Gis, hoặc vào phần Brower góc trái dưới cùng, sang phần XYZ titles, kéo bản đồ online vào.

Bước 2, vào menu trên cùng mục Raster/ Extraction: chọn Contour:



Chú ý bảng này, mục input layer là lớp DEM cần tạo, Interval ... là khoảng cách đường bình độ, phụ thuộc độ phân giải của DEM, nói đơn giản là độ chi tiết của ảnh độ cao. VD các DEM miễn phí trên mạng thì mức độ chi tiết cỡ 10m, hoặc 25, 50m.

Ô contours: là tên file đầu ra, cần chọn là Save to fìle, đặt đường dẫn, đặt tên, mặc định đuôi .shp
(VD: C:/Users/***PC/Documents/CBC3/Contours/CB_vd1.shp)
Bấm nút: Run, đợi ít giây là xong. Bấm Close đóng cửa sổ lệnh lại.
- Nhìn sang ô Layer, sẽ thấy lớp contour đã được thêm vào. Bạn tắt tạm lớp DEM ảnh đi cho dễ nhìn. Giờ tới bước khó là hiển thị đường bình độ cho đẹp.




Bước 3: hiển thị số cho đường bình độ

Bạn bấm chuột phải vào layer contour đó, chọn Open Attribute table (bảng thuộc tính) (1)


Nhớ bấm vào biểu tượng cái bút ở góc trên cùng của bảng, đó là bật chế độ chỉnh sửa cho layer, gọi là Toggle editing mode. 
- Để ý bảng vừa mở ra, có có 2 cột, cột 1 là ID do Qgis tự tạo cho, cột 2 là Elev (độ cao). Bây giờ cần có thêm 1 cột nữa để phân loại đường đồng mức theo độ cao, VD muốn phân ra các đường cách nhau 100m sẽ là đường chính và hiển thị nhãn số, còn lại để nét nhỏ, không hiện độ cao. Ta làm tiếp như sau:
- Bấm vào nút Field Calculator (2) ở góc phải của bảng vừa rồi, nó sẽ hiện thêm 1 bảng tạo cột (trường) cho ta:



Tiếp theo, nhìn hình ta chọn theo như vậy, tên trường tùy mình đặt, ở đây đặt là index. Xuống ô (4): hàm tính sẽ dùng hàm: if( "ELEV" %100=0,1,null) ; tức là: nếu giá trị ở cột Elev mà tròn 100 thì ô index trả về là 1, ngược lại là null (0). Bấm OK để xem kết quả.
Cho newbie: Copy => patse công thức vào ô đó nhé!
(Note: nếu muốn dánh số bình độ cách nhau 50m, ta sửa công thức chỗ %100 thành %50 là được.!)

Giờ xem bảng vừa rồi được cập nhật thêm trường (cột) index vừa tạo nhé. Ở ô độ cao tròn số 100 thì sẽ có giá trị là 1, còn lại là null.

Tạo cột hiển thị độ cao tròn số cho lớp đường đồng mức

- Bấm lại vào nút Field Calculator  ở góc phải của bảng thuộc tính, ta tạo thêm 1 cột gọi là Label để hiển thị nhãn chuyên nghiệp.

Ở ô công thức, ta sẽ dùng hàm nhân, nhân cột Elev gốc với cột index vừa tạo: 

 "ELEV" * "index" 

Bấm OK xem kết quả: ta được cột Label, sẽ toàn số chẵn 100.! Cột nào không chẵn giá trị là Null.


Gần xong rồi, Giờ nhớ bấm nút save ở góc trên cùng bên phải của bảng nhé (quên là sau mất dữ liệu). Đóng bảng này lại được rồi.

Hiển thị màu, đường nét và label cho đường đồng mức


Quay lại bản đồ chính, chuột phải vào layer đường bình độ, chọn Layer Properties để chỉnh màu sắc, hiện label: 


Bấm Mục Symbology, chọn các mục như hình trên, value chọn cột index (chỉ có 1 và null), nó sẽ phân đường bình độ ra 2 loại theo ý muốn. Giờ có thể đặt tên cho 2 loại đó ở ô Legend (chỉ dẫn), không đặt cũng được. Bấm nút Apply. Đừng đóng hộp thoại. Tiếp tục làm theo hình dưới.
 
Chọn mục Labels bên dưới Mục Symbology:



Phần này dễ rồi, các bạn làm ào ào nhé, chọn giá trị cho label là cột Label đã tạo, kiểu chữ, màu chữ, vị trí ... 
Bấm OK xem kết quả!


Vậy là được 1 bản đồ với lớp bình độ ngon lành rồi!
 Cảm ơn cộng đồng Qgis góp công xây dựng lên 1 phần mềm tuyệt vời!
(Bài viết đã được lưu nháp chỉnhh sửa 1 tuần)

Và ..., Nếu thấy nội dung blog hữu ích, các bạn cũng có thể mời mình 1 ly cafe!